Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Habubank sẽ tồn tại và phát triển - TienPhong Bank được tăng trưởng tín dụng tối đa 27%


Mặc dù đã gặp không ít sóng gió, nhưng sau khi sát nhập mọi khó khăn của habubank sẽ được giải quyết.
sáp nhập với ngân hàng khác được cho là tốt hơn. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về phương án và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách cẩn trọng trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan. 

Song, tại sao lại chọn SHB và năng lực tài chính của nhà băng này đến đâu lại là câu hỏi được nhiều cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một nhà băng có tài chính thực sự khỏe mới có thể gánh vác được ngân hàng Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của ngân hàng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Bên cạnh dấu hỏi về năng lực tài chính của SHB, có ý kiến còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một nhà băng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.
Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập ngân hàng Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.
Trên cơ sở đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm 2012 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhong Bank), Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 4879/NHNN-CSTT ngày 6/8/2012 chấp thuận đề nghị điều chỉnh tốc độ tăng tín dụng của TienPhong Bank.

Theo đó, dư nợ tín dụng (bao gồm cả số dư trái phiếu doanh nghiệp) đến hết ngày 31/12/2012 của TienPhong Bank sẽ được tăng tối đa 27% so với thời điểm cuối năm 2011.

Quý I/2012, tăng trưởng tín dụng của TienPhong Bank tăng chậm do ngân hàng tập trung nỗ lực tái cơ cấu. Tuy nhiên Quý II/2012, dư nợ cho vay của TienPhong Bank đã tăng 6,8% so với quý trước. Sáu tháng cuối năm, TienPhong Bank sẽ đẩy mạnh hoạt động cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn dễ dàng nhất.

Hiện TienPhong Bank đang triển khai gói tín dụng mang tên “90 ngày vàng dành cho khách hàng doanh nghiệp” với mức lãi suất ưu đãi dao động từ 12,5% - 14%. Tổng giá trị gói tín dụng là 3000 tỷ đồng. Các điều kiện cho vay được mở rộng và quy định rõ ràng.

Từ 15/8/2012 TienPhong Bank sẽ dành thêm 1000 tỷ đồng cấp tín dụng cho khách hàng khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong chương trình mang tên “Hỗ trợ tín dụng trọn gói cho cá nhân, hộ gia đình sản xuất lúa”. Khách hàng được tài trợ chi phí lưu động để sản xuất lúa (mua phân bón, thuốc trừ sâu, thuê nhân công,...), chi phí sinh hoạt trong thời gian sản xuất lúa, chi phí mua đất nông nghiệp và đầu tư máy móc, thiết bị. Chi nhánh An Giang và Cần Thơ của TienPhong Bank sẽ là đầu mối giải ngân gói tín dụng này.

TienPhong Bank cũng đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân, khách hàng vay tín chấp thấu chi được giảm tối đa 2% lãi suất so với mức thông thường.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

BIDV lãi 1.200 tỷ đồng trong 2 tháng 5 và 6

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố báo cáo tài chính quý II/2012, giai đoạn từ 1/5 đến 30/6 của ngân hàng mẹ, theo đó tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của ngân hàng đạt 10,75%.

Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
BIDV được thành lập vào ngày 27/4 nhưng ngân hàng lập báo cáo tài chính đầu tiên vào ngày 1/5. Nguyên nhân là do khoảng thời gian từ 27/4 đến 30/4 có 3 ngày nghỉ và 1 ngày làm việc và ngày làm việc này không có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Do đó, để tiện cho hoạt động kinh doanh, BIDV thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu vào ngày 30/4 và chính thức hoạt động vào ngày 1/5 nên lập báo cáo tài chính đầu tiên từ ngày 1/5.
BIDV lai 1200 ty dong 1

Theo đó, từ 1/5 đến 30/6, BIDV đạt 2.667 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, chiếm 80% tổng các khoản thu nhập.
Trừ đi 952 tỷ đồng chi phí hoạt động và 912 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, BIDV đạt 1.586 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Ngân hàng đạt lợi nhuận sau thuế 1.196 tỷ đồng.
BIDV lai 1200 ty dong 2Để phục vụ cho mục đích so sánh và thể hiện hoạt động kinh doanh liên tục, BIDV có bổ sung bảng kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012. Theo đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 1.581 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Như vậy, lợi nhuận riêng tháng 5 và tháng 6 của BIDV chiếm 76% lợi nhuận nửa đầu năm 2011.

Tại thời điểm 30/6, nợ xấu ngân hàng mẹ BIDV là 2,5%. Khoản cho vay khách hàng là 323.117 tỷ đồng. Theo báo cáo bổ sung, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của ngân hàng là 10,75%.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Lãi biên 2,9% của ngân hàng có thấp?

 
Ngân hàng không thể có lãi 6% do chênh lệch huy động/cho vay như nhiều người nghĩ, nhưng với tỷ lệ 2,9% như tính toán cũng không phải là mức thu nhập lãi thuần thấp trong điều kiện hiện nay.

                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Ngân hàng là huyết mạch của cả nền kinh tế. Ngân hàng tắc, kinh tế đình trệ. Đó là tình trạng của nền kinh tế hiện nay khi mà vốn của ngân hàng không thể chảy tới các ngành khác. Một trong những khó khăn chính là lãi suất vay vốn vẫn còn rất cao đối với sức chịu đựng của doanh nghiệp.

Cũng có ý kiến cho rằng, theo tính toán thì các ngân hàng không lãi nhiều như mọi người vẫn tưởng là 6%/ đồng vốn huy động (chênh lệch huy động 9% và cho vay 15%), mà chỉ khoảng 2,9%/đồng vốn huy động.

Theo so sánh thì đó là tỷ suất sinh lời thấp nếu so với ngành khác nhưng dường như lời giải thích này hơi thiếu thuyết phục.

Cần làm rõ lợi nhuận mà ngân hàng thu về trên mỗi đồng vốn huy động và lợi nhuận sẽ được chia cho cổ đông của ngân hàng.

Hãy lấy ví dụ, ngân hàng A có vốn điều lệ 10 ngàn tỷ đồng với lượng vốn huy động về là 100.000 tỷ đồng và có LDR (tỷ lệ cho vay/huy động) là 70% tương đương 70.000 tỷ đồng.

Với lợi nhuận tính toán chỉ 2,9% trên dư nợ cho vay ngân hàng A cũng có khoản lợi nhuận từ thu nhập lãi thuần xấp xỉ 2.000 tỷ đồng.

Nếu ngân hàng không có khoản doanh thu và chi phí nào khác, sau khi trích lập dự phòng và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính là 1.000 tỷ.

Rõ ràng ngân hàng vẫn có khoản lợi nhuận lên tới 1.000 tỷ đồng sau thuế , tỷ lệ chia cổ tức có thể là 9 -10%.

Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp thua lỗ, phá sản thì ngân hàng với chức năng là trung gian tài chính nếu kinh doanh an toàn, hiệu quả vẫn cho khoản lợi nhuận 10%.

So sánh với việc gửi tiết kiệm ngắn hạn 9%/năm thì những ông chủ ngân hàng có thể có khoản lợi nhuận đầu tư không thấp.

Con số lợi nhuận trên chỉ tính với tỷ lệ cho vay/huy động là 70%; nhưng trong hệ thống NHTM cũng có không ít ngân hàng cho vay vượt tỷ lệ trên.

Vì thế nói tỷ suất lợi nhuận/đồng vốn huy động của ngân hàng ở điều kiện kinh tế khó khăn chỉ 2,9% là thấp thì không biết khi kinh tế bình thường lợi nhuận ngân hàng sẽ ở mức nào.

Cách tính ở trên mới chỉ là ước tính nhanh nhưng cũng phần nào phản ánh được thu nhập thực của các ngân hàng.

Vẫn biết ngân hàng là doanh nghiệp, kinh doanh thì phải có lãi, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền nhưng nếu các ông chủ ngân hàng chấp nhận giảm bớt lợi nhuận trước mắt, chỉ 1% thôi, thì có lẽ sẽ giúp nhiều doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn.

Thậm chí nếu họ chấp nhận hạ tiếp lợi nhuận để trích lập dự phỏng rủi ro tín dụng đầy đủ thì chắc chắn các doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả còn có thể tiếp cận lãi suất thấp hơn.

Còn các doanh nghiệp cũng phải nhìn lại chính bản thân mình vì hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều kinh doanh với tỷ lệ đòn bẩy rất cao. Từ DNNN có tiềm lực, tài sản nhiều đến doanh nghiệp tư nhân, thậm chí doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp.

Tại báo cáo của bộ Tài chính, tính đến tháng 9.2011, có đến 30/85 (tức 35%) tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần.

Còn tại buổi đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chia sẻ nhận bức thư của doanh nghiệp trẻ, khởi nghiệp với vài chục triệu đồng đã thông qua nhiều cách để vay 3 tỷ đồng nhưng kinh doanh thua lỗ.

“Hiện anh ấy muốn vay thêm 3 tỷ nữa để kinh doanh, nhưng nếu tôi là giám đốc chi nhánh Ngân hàng cũng không dám cho anh này vay thêm bởi quy mô nhỏ, vốn tự có thấp, kế hoạch kinh doanh không rõ ràng ”- Thống đốc thẳng thắn đánh giá.

Phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, đòn bẩy tài chính cao khi thị trường khó khăn nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng “chết trên đống tài sản dở dang”.

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, các doanh nghiệp muốn có sự hỗ trợ từ phía ngân hàng thì trước hết phải giải quyết bớt những bất cập, rào cản do chính doanh nghiệp tạo ra.

Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp là lâu dài, và biết bỏ cái ngắn hạn để được lấy cái lâu dài chắc chắn cả ngân hàng và doanh nghiệp sẽ tăng trưởng bền vững.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

PG Bank: Lợi nhuận quý 2 giảm 30% so với quý 1, chưa tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thế Q2 đạt 96 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 233 tỷ đồng.


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2012.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng quý 2 đạt 96,12 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 233,49 tỷ đồng. 
Như vậy, LNST quý 2 đã giảm 30% so với quý 1, ở mức 137,37 tỷ đồng.
Tổng lượng tiền mặt, vàng bạc, đá quý tại cuối quý 2 đạt 245,95 tỷ, tăng 8,2 tỷ so với đầu năm. Tổng tiền gửi thanh toán tại NHNN là 562,3 tỷ, gấp hơn 2 lần thời điểm cuối năm 2011, trong khi lượng tiền và tương đương tiền cho vay và gửi tại các tổ chức tín dụng khác giảm 34% xuống 2.861 tỷ.
Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt 1,29%, với dư nợ cho vay khách hàng đạt 12.082 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/6, nợ nghi ngờ tăng gấp hơn 2 lần so với tại thời điểm 31/3, từ 56,86 tỷ lên 133,9 tỷ. Nợ có khả năng mất vốn giảm 35,9% xuống 93,1 tỷ. Nợ cần chú ý giảm 171 tỷ đồng xuống 1.339 tỷ.
Dự phòng rủi ro trích lập trong quý 2 là 7,9 tỷ, tăng 75,5% so với 4,5 tỷ đồng trích lập trong quý 1.
Tổng tài sản hiện có của ngân hàng là 19.413 tỷ.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Ngân hàng đang “xơi” 6% chênh lệch lãi suất?

Sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước định hướng lãi suất tiền vay ngắn hạn giảm về 15%/năm đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, cần phải giảm lãi tiền vay ngắn hạn xuống 8%/năm, trung dài hạn 12%/năm. Trong bối cảnh hiện nay, mong muốn này có trở thành hiện thực?.
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng Habubank phát triển mạnh  >>
 
 
Định hướng lãi vay 15%/năm, trong khi lãi tiền gửi chỉ 9%/năm của Ngân hàng Nhà nước đang dấy lên khúc mắc: ngân hàng đang “xơi” 6%/năm, trong khi doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Thực hư con số này như thế nào?
 
Theo phân tích của một chuyên gia ngân hàng, giả định trong số 100 đồng mà tổ chức tín dụng huy động kỳ hạn dưới 12 tháng, lãi suất 9%/năm thì theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003, mức trích lập dự phòng rủi ro VND kỳ hạn này phải là 3%; dự trữ thanh khoản 10%, còn 87%, hay 87 đồng. 
 
Như thế, lãi suất thực của một đồng vốn huy động để cho vay ra chưa tính các chi phí khác là: 9% : 87% = 10,34% (1) và một khoản khác mà tổ chức tín dụng phải chi là dự phòng chung 0,75% trên mỗi đồng vốn huy động (2). Lấy (1) + (2), sẽ bằng 11,09%. 
 
Ngoài ra, tổ chức tín dụng còn phải chi một loạt chi phí như: khấu hao tài sản đầu tư, thiết kế sản phẩm tiền gửi, thuê phòng giao dịch, đường truyền mạng, thông tin liên lạc, quảng bá sản phẩm... tiền lương, đều phải tính vào giá vốn và được phân bổ vào trong đó dù co kéo đến mấy thì khoản này cũng tương đương 1% đối với mỗi đồng vốn huy động được. 
 
Tóm lại, chi phí thực tế trên mỗi đồng vốn mà tổ chức tín dụng huy động được lên tới 12,09% và so với lãi vay bị Ngân hàng Nhà nước “định hướng” là 15%/năm thì phần chênh lệch thực tế giữa huy động và cho vay mà ngân hàng thương mại giữ lại, tất nhiên chưa tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 2,91% chứ không phải 6% như nhiều người vẫn đề cập. 
 
So với các loại hình đầu tư khác, tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn/năm chưa tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ ở mức 2,91% là quá thấp.
 
Thứ hai, thêm một yếu tố không thể không tính đến là các khoản tiền gửi trước đây có kỳ hạn 3 - 4 tháng đã thỏa thuận lãi suất phải trả khách hàng là 12% - 13% - 14%/năm thì kể cả khi Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất tiền gửi 9% thì ngân hàng thương mại cũng không thể điều chỉnh ngay xuống mức này. 
 
Bởi lẽ, không một khách hàng nào chấp thuận yêu cầu đó, nhất là trong điều kiện khát vốn như thời gian qua, những khách hàng nắm giữ tiền tỷ trở lên thường xuyên so đo, mặc cả từng đồng với ngân hàng. Do vậy, ngân hàng thương mại vẫn phải trả lãi khoản tiền gửi đó như đã cam kết trong hợp đồng, sau đó mới có thể điều chỉnh giảm lãi theo yêu cầu hiện nay của Ngân hàng Nhà nước. 
 
Chưa kể, trong hầu hết các hợp đồng tiền gửi hiện nay đều có kỳ hạn từ 1 - 3 tháng với lãi suất đầu vào bình quân trên 11% - 13%/năm, thậm chí có nhiều món lên tới 15%/năm, nhất là những ngân hàng yếu thanh khoản. Vậy nên, so với mức trần lãi suất tiền vay ngắn hạn 15%/năm, không gian để ngân hàng thương mại cân đối lời lãi là chật hẹp. 
 
Thứ ba, ngoài các thành tố liên quan đến chi phí vốn như nói trên, trong quá trình hoạt động, mỗi một khoản tín dụng bắt đầu từ nhóm 2 đến 3,4,5 đều phải trích lập theo quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước. 
 
Như vậy, đủ thấy những ngày này, ngân hàng thương mại đang phải co kéo từng đồng để vừa duy trì hoạt động, vừa đạt chỉ tiêu lợi nhuận mà Hội đồng Quản trị đã ra nghị quyết cũng như giảm lãi suất tiền vay để chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nợ xấu toàn hệ thống đang ở mức rất cao. 
 
Cơ hội của sàng lọc
 
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Kế toán Ngân hàng Nhà nước phân tích, nếu đặt câu chuyện giảm lãi suất trong các mối liên hệ với thị trường vốn sẽ thấy một vấn đề hết sức đáng lo ngại. Thị trường vốn Việt Nam hiện rất chông chênh do toàn bộ gánh nặng đều đổ dồn lên hệ thống ngân hàng. 
 
Trước hết, do ngân hàng gánh vác toàn bộ chức năng thị trường vốn nên phần lớn các doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ vốn quá thấp và không chịu nổi mỗi khi lạm phát bùng phát, Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt tiền tệ như từng diễn ra khá nhiều lần kể từ 2008 đến nay.
 
Điều này trái ngược hoàn toàn so với hệ thống ngân hàng các nước phát triển. Ở đó, không bao giờ ngân hàng cho vay doanh nghiệp khi mà hệ số tự tài trợ quá thấp như ở Việt Nam. Các quốc gia này xếp hạng doanh nghiệp rất cụ thể, rõ ràng và mức tài trợ cũng tương thích với sự xếp hạng đó theo nguyên lý: rủi ro càng cao thì lãi suất phải cao. 
 
Hai là, nhiều năm gần đây, việc cấp phép thành lập doanh nghiệp quá dễ dãi, thiếu sự cân nhắc đã tạo ra sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp quá lớn trong một thời gian không dài, trong khi số doanh nghiệp có thực lực tài chính tốt không nhiều. Rất nhiều doanh nghiệp vốn tự có chỉ vài chục triệu nhưng vẫn cứ thành lập và khai vống vốn điều lệ lên, sau đó, tìm mọi cách chạy dự án và vay mượn ngân hàng hoặc bên ngoài. 
 
Một bằng chứng là trên cả nước có bao nhiêu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm cao? Thực tế cho thấy, nền kinh tế Việt Nam vẫn bị S&P xếp hạng ở mức đầu cơ, vào nhanh và rút thật nhanh thay vì cần có nhiều dự án đầu tư dài hạn hơn nữa. 
 
Các doanh nghiệp Việt Nam ra sàn xếp hạng quốc tế vẫn bị xếp hạng thấp hơn hoặc ngang bằng xếp hạng quốc gia. Ngay cả những doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Vincom hay Vietinbank khi phát hành trái phiếu quốc tế đều phải chịu lãi suất rất cao. 
 
Cụ thể, theo bản tin nghiên cứu thị trường của BIDV thì từ đầu năm đến nay, lãi suất trái phiếu quốc tế của Vietinbank lên tới 8,25%/năm trong khi lãi suất USD trong nước khoảng 5%/năm; hay, ba đợt phát hành trái phiếu quốc tế của Vincom (gồm185 triệu USD, 115 triệu USD và trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 5 năm) lãi suất lên tới 11%/năm.
 
Nhưng, trước tình trạng doanh nghiệp phá sản hàng loạt hiện nay thì thái độ ứng xử của nhà nước phải như thế nào? Bà Hương cho rằng, với tình hình kinh tế thế giới như hiện nay, kinh tế Việt Nam vẫn chưa bộc lộ hết mức đáy. Và đây là điều kiện tốt nhất để tái cơ cấu và sàng lọc doanh nghiệp. 
 
Theo đó, các bộ ngành quản lý cần phân loại doanh nghiệp theo 3 cấp độ: ngoài những doanh nghiệp tốt mà các ngân hàng đang tìm mọi cách giữ chân họ thì với những doanh nghiệp có triển vọng vượt qua khó khăn, nếu có phương án/dự án kinh doanh khả thi thì ngân hàng nên bơm vốn. Ngược lại, những doanh nghiệp đã phá sản và nguy cơ phá sản cận kề thì phải giải quyết cho phá sản.
 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

"Thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng ở nước ngoài": Phải tuyệt đối đảm bảo chủ quyền quốc gia

Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình cho rằng, vấn đề này cần phải xem xét nghiên cứu một cách thận trọng. Nếu có chủ trương "mở" thì những điều kiện ràng buộc phải rất chặt chẽ.
Nhu cầu có thực…


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

Luật Đất đai 2003 không cho phép thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại ngân hàng ở nước ngoài để đảm bảo chủ quyền quốc gia.

Tuy nhiên, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng, cần “mở cửa” đối với vấn đề sử dụng đất làm tài sản thế chấp tại ngân hàng ở nước ngoài. Chính vì vậy, ngày 24/7/2012, NHNN Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: "Thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại ngân hàng ở nước ngoài" với sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực đất đai, ngân hàng... Qua đó, đưa ra những kiến nghị, đề xuất để làm sao vừa tháo gỡ khó khăn cho DN nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý đất đai của Nhà nước.
Xoay quanh vấn đề này, rất nhiều ý kiến cho rằng, nên “mở” nhưng phải ràng buộc các điều kiện cực kỳ chặt chẽ. Bởi theo ông Nguyễn Đình Quang - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, hiện nền kinh tế còn thiếu vốn, cần có vốn cho phát triển, vì vậy cần tạo điều kiện cho DN có dự án khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để vay vốn tại ngân hàng ở nước ngoài... Tuy nhiên, phải tuân thủ những điều kiện hết sức cụ thể và nghiêm ngặt chứ không phải dự án nào cũng cho vay. “Việc thống nhất chủ trương về mặt hướng đi cho các DN khi thực hiện sẽ đảm bảo các giao dịch thông suốt, rõ ràng minh bạch”, ông Quang nhấn mạnh.
Đồng tình quan điểm này, bà Trần Thị Hồng Hạnh – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng cho biết, hiện nhu cầu vốn của các DN Việt Nam hoạt động ở nước ngoài khá lớn nhưng tài sản đảm bảo ở nước ngoài rất ít. Do đó, đối tượng này muốn dùng tài sản ở Việt Nam để đảm bảo cho khoản vay ở nước ngoài.
Theo bà Hạnh đây cũng là nhu cầu thực tế của nền kinh tế khi mở cửa, giao lưu thương mại với thế giới. Vấn đề là phải làm sao làm sao để vừa đáp ứng nhu cầu thực tế trên song vẫn đảm bảo chủ quyền đất nước về đất đai. Muốn vậy cần có giải pháp linh hoạt. Ví như người ở Việt Nam có thể thông qua bảo lãnh đối ứng tức là người có đất đai yêu cầu ngân hàng bảo lãnh cho người vay ở nước ngoài. Làm như vậy vừa xử lý đất đai ở trong nước nhưng đồng thời đáp ứng được nhu cầu vốn cho các DN nước ngoài.
…Song cần thận trọng
Theo ông Đào Xuân Tuấn - Phó vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, NHNN: “Là nơi xét duyệt đăng ký khoản vay của DN Việt Nam vay nợ ở ngân hàng nước ngoài, chúng tôi nhận thấy, đây là vấn đề vừa cấp bách nhưng cũng vừa nguy hiểm.

Hiện nhiều ngân hàng ở nước ngoài chỉ cho vay nếu DN có tài sản thế chấp là đất đai. Thế nhưng Luật Đất đai lại không cho phép DN thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền tại ngân hàng ở nước ngoài. Thực tế này cũng sẽ hạn chế luồng vốn cho DN Việt Nam làm ăn chân chính, có điều kiện trả nợ. Bởi ngoài đất đai, DN Việt Nam không có tài sản giá trị nào tin cậy hơn để ngân hàng nước ngoài chấp nhận cho vay.

Tuy nhiên, ở góc độ khác chúng ta nhận thấy thực tế là hoạt động này cũng khá rủi ro. Bởi khi DN không hoạt động hiệu quả, việc thế chấp tài sản như vậy sẽ gây khó cho vấn đề quản lý đất đai. Do vậy, nếu "mở" cũng phải hết sức thận trọng. Chỉ nên thí điểm những dự án đặc biệt quan trọng đối với một số lĩnh vực nào rất cụ thể…”.
Cũng với hướng như vậy song có phần “mở” hơn, ông Phạm Quang Tùng - Phó tổng giám đốc BIDV đề xuất, chỉ nên cấm thế chấp với những tài sản đất nhạy cảm. Còn trong trường hợp người vay không thanh toán được cũng có cách xử lý. Đó là, ủy thác qua TCTD trong nước đứng ra xử lý hoặc cho phép tổ chức nước ngoài thực hiện phát mãi tài sản để thu hồi vốn song chỉ giới hạn đối với đối tượng nhận chuyển nhượng tài sản và quyền sử dụng đất là những đối tượng được phép theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thừa nhận nhu cầu thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền tại ngân hàng ở nước ngoài phát sinh trong thời gian gần đây và nhu cầu thực tế, nhưng Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình cho rằng, vấn đề này cần phải xem xét nghiên cứu một cách thận trọng. Nếu có chủ trương "mở" thì những điều kiện ràng buộc phải rất chặt chẽ.
Phó vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN) Đỗ Thị Nhung:
Cần nghiên cứu kỹ lưỡng
Trên thực tế, nhu cầu thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền tại ngân hàng ở nước ngoài có phát sinh. Tuy nhiên theo tôi đây không phải vấn đề bức xúc cần giải quyết một cách quyết liệt. Vì pháp luật chưa cho phép thực hiện điều này và trong thực tế việc vay vốn nước ngoài chia ra làm 2 cấu phần: công và tư nhân đều có những hình thức xử lý khác.


Với khu vực công đã được Chính phủ bảo lãnh, còn khu vực tư nhân cũng được ngân hàng bảo lãnh vay vốn. Còn nếu như DN không đủ điều kiện bảo lãnh thì đương nhiên việc vay vốn của DN cả trong nước lẫn nước ngoài đều khó chứ không riêng vướng mắc tài sản. 


Còn dưới góc độ nhà quản lý, vấn đề này khá nhạy cảm liên quan chủ quyền quốc gia. Vì đây là giao dịch có yếu tố nước ngoài nên việc xử lý cần cân nhắc nghiên cứu kỹ cả luật pháp nước ngoài và vấn đề quan hệ yếu tố nước ngoài với Việt Nam. Hơn thế, việc mở cơ chế này có thể sẽ làm tăng nợ quốc gia, cũng như gây khó khăn cho việc quản lý.