Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Habubank sẽ tồn tại và phát triển - TienPhong Bank được tăng trưởng tín dụng tối đa 27%


Mặc dù đã gặp không ít sóng gió, nhưng sau khi sát nhập mọi khó khăn của habubank sẽ được giải quyết.
sáp nhập với ngân hàng khác được cho là tốt hơn. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về phương án và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách cẩn trọng trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan. 

Song, tại sao lại chọn SHB và năng lực tài chính của nhà băng này đến đâu lại là câu hỏi được nhiều cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một nhà băng có tài chính thực sự khỏe mới có thể gánh vác được ngân hàng Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của ngân hàng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Bên cạnh dấu hỏi về năng lực tài chính của SHB, có ý kiến còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một nhà băng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.
Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập ngân hàng Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.
Trên cơ sở đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm 2012 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhong Bank), Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 4879/NHNN-CSTT ngày 6/8/2012 chấp thuận đề nghị điều chỉnh tốc độ tăng tín dụng của TienPhong Bank.

Theo đó, dư nợ tín dụng (bao gồm cả số dư trái phiếu doanh nghiệp) đến hết ngày 31/12/2012 của TienPhong Bank sẽ được tăng tối đa 27% so với thời điểm cuối năm 2011.

Quý I/2012, tăng trưởng tín dụng của TienPhong Bank tăng chậm do ngân hàng tập trung nỗ lực tái cơ cấu. Tuy nhiên Quý II/2012, dư nợ cho vay của TienPhong Bank đã tăng 6,8% so với quý trước. Sáu tháng cuối năm, TienPhong Bank sẽ đẩy mạnh hoạt động cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn dễ dàng nhất.

Hiện TienPhong Bank đang triển khai gói tín dụng mang tên “90 ngày vàng dành cho khách hàng doanh nghiệp” với mức lãi suất ưu đãi dao động từ 12,5% - 14%. Tổng giá trị gói tín dụng là 3000 tỷ đồng. Các điều kiện cho vay được mở rộng và quy định rõ ràng.

Từ 15/8/2012 TienPhong Bank sẽ dành thêm 1000 tỷ đồng cấp tín dụng cho khách hàng khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong chương trình mang tên “Hỗ trợ tín dụng trọn gói cho cá nhân, hộ gia đình sản xuất lúa”. Khách hàng được tài trợ chi phí lưu động để sản xuất lúa (mua phân bón, thuốc trừ sâu, thuê nhân công,...), chi phí sinh hoạt trong thời gian sản xuất lúa, chi phí mua đất nông nghiệp và đầu tư máy móc, thiết bị. Chi nhánh An Giang và Cần Thơ của TienPhong Bank sẽ là đầu mối giải ngân gói tín dụng này.

TienPhong Bank cũng đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân, khách hàng vay tín chấp thấu chi được giảm tối đa 2% lãi suất so với mức thông thường.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

BIDV lãi 1.200 tỷ đồng trong 2 tháng 5 và 6

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố báo cáo tài chính quý II/2012, giai đoạn từ 1/5 đến 30/6 của ngân hàng mẹ, theo đó tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của ngân hàng đạt 10,75%.

Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
BIDV được thành lập vào ngày 27/4 nhưng ngân hàng lập báo cáo tài chính đầu tiên vào ngày 1/5. Nguyên nhân là do khoảng thời gian từ 27/4 đến 30/4 có 3 ngày nghỉ và 1 ngày làm việc và ngày làm việc này không có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Do đó, để tiện cho hoạt động kinh doanh, BIDV thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu vào ngày 30/4 và chính thức hoạt động vào ngày 1/5 nên lập báo cáo tài chính đầu tiên từ ngày 1/5.
BIDV lai 1200 ty dong 1

Theo đó, từ 1/5 đến 30/6, BIDV đạt 2.667 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, chiếm 80% tổng các khoản thu nhập.
Trừ đi 952 tỷ đồng chi phí hoạt động và 912 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, BIDV đạt 1.586 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Ngân hàng đạt lợi nhuận sau thuế 1.196 tỷ đồng.
BIDV lai 1200 ty dong 2Để phục vụ cho mục đích so sánh và thể hiện hoạt động kinh doanh liên tục, BIDV có bổ sung bảng kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012. Theo đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 1.581 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Như vậy, lợi nhuận riêng tháng 5 và tháng 6 của BIDV chiếm 76% lợi nhuận nửa đầu năm 2011.

Tại thời điểm 30/6, nợ xấu ngân hàng mẹ BIDV là 2,5%. Khoản cho vay khách hàng là 323.117 tỷ đồng. Theo báo cáo bổ sung, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của ngân hàng là 10,75%.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Lãi biên 2,9% của ngân hàng có thấp?

 
Ngân hàng không thể có lãi 6% do chênh lệch huy động/cho vay như nhiều người nghĩ, nhưng với tỷ lệ 2,9% như tính toán cũng không phải là mức thu nhập lãi thuần thấp trong điều kiện hiện nay.

                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Ngân hàng là huyết mạch của cả nền kinh tế. Ngân hàng tắc, kinh tế đình trệ. Đó là tình trạng của nền kinh tế hiện nay khi mà vốn của ngân hàng không thể chảy tới các ngành khác. Một trong những khó khăn chính là lãi suất vay vốn vẫn còn rất cao đối với sức chịu đựng của doanh nghiệp.

Cũng có ý kiến cho rằng, theo tính toán thì các ngân hàng không lãi nhiều như mọi người vẫn tưởng là 6%/ đồng vốn huy động (chênh lệch huy động 9% và cho vay 15%), mà chỉ khoảng 2,9%/đồng vốn huy động.

Theo so sánh thì đó là tỷ suất sinh lời thấp nếu so với ngành khác nhưng dường như lời giải thích này hơi thiếu thuyết phục.

Cần làm rõ lợi nhuận mà ngân hàng thu về trên mỗi đồng vốn huy động và lợi nhuận sẽ được chia cho cổ đông của ngân hàng.

Hãy lấy ví dụ, ngân hàng A có vốn điều lệ 10 ngàn tỷ đồng với lượng vốn huy động về là 100.000 tỷ đồng và có LDR (tỷ lệ cho vay/huy động) là 70% tương đương 70.000 tỷ đồng.

Với lợi nhuận tính toán chỉ 2,9% trên dư nợ cho vay ngân hàng A cũng có khoản lợi nhuận từ thu nhập lãi thuần xấp xỉ 2.000 tỷ đồng.

Nếu ngân hàng không có khoản doanh thu và chi phí nào khác, sau khi trích lập dự phòng và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính là 1.000 tỷ.

Rõ ràng ngân hàng vẫn có khoản lợi nhuận lên tới 1.000 tỷ đồng sau thuế , tỷ lệ chia cổ tức có thể là 9 -10%.

Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp thua lỗ, phá sản thì ngân hàng với chức năng là trung gian tài chính nếu kinh doanh an toàn, hiệu quả vẫn cho khoản lợi nhuận 10%.

So sánh với việc gửi tiết kiệm ngắn hạn 9%/năm thì những ông chủ ngân hàng có thể có khoản lợi nhuận đầu tư không thấp.

Con số lợi nhuận trên chỉ tính với tỷ lệ cho vay/huy động là 70%; nhưng trong hệ thống NHTM cũng có không ít ngân hàng cho vay vượt tỷ lệ trên.

Vì thế nói tỷ suất lợi nhuận/đồng vốn huy động của ngân hàng ở điều kiện kinh tế khó khăn chỉ 2,9% là thấp thì không biết khi kinh tế bình thường lợi nhuận ngân hàng sẽ ở mức nào.

Cách tính ở trên mới chỉ là ước tính nhanh nhưng cũng phần nào phản ánh được thu nhập thực của các ngân hàng.

Vẫn biết ngân hàng là doanh nghiệp, kinh doanh thì phải có lãi, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền nhưng nếu các ông chủ ngân hàng chấp nhận giảm bớt lợi nhuận trước mắt, chỉ 1% thôi, thì có lẽ sẽ giúp nhiều doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn.

Thậm chí nếu họ chấp nhận hạ tiếp lợi nhuận để trích lập dự phỏng rủi ro tín dụng đầy đủ thì chắc chắn các doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả còn có thể tiếp cận lãi suất thấp hơn.

Còn các doanh nghiệp cũng phải nhìn lại chính bản thân mình vì hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều kinh doanh với tỷ lệ đòn bẩy rất cao. Từ DNNN có tiềm lực, tài sản nhiều đến doanh nghiệp tư nhân, thậm chí doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp.

Tại báo cáo của bộ Tài chính, tính đến tháng 9.2011, có đến 30/85 (tức 35%) tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần.

Còn tại buổi đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chia sẻ nhận bức thư của doanh nghiệp trẻ, khởi nghiệp với vài chục triệu đồng đã thông qua nhiều cách để vay 3 tỷ đồng nhưng kinh doanh thua lỗ.

“Hiện anh ấy muốn vay thêm 3 tỷ nữa để kinh doanh, nhưng nếu tôi là giám đốc chi nhánh Ngân hàng cũng không dám cho anh này vay thêm bởi quy mô nhỏ, vốn tự có thấp, kế hoạch kinh doanh không rõ ràng ”- Thống đốc thẳng thắn đánh giá.

Phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, đòn bẩy tài chính cao khi thị trường khó khăn nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng “chết trên đống tài sản dở dang”.

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, các doanh nghiệp muốn có sự hỗ trợ từ phía ngân hàng thì trước hết phải giải quyết bớt những bất cập, rào cản do chính doanh nghiệp tạo ra.

Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp là lâu dài, và biết bỏ cái ngắn hạn để được lấy cái lâu dài chắc chắn cả ngân hàng và doanh nghiệp sẽ tăng trưởng bền vững.