Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

“Ván cờ” của Ngân hàng nhà nước?

Hàng loạt các quyết định đầy bất ngờ trong điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của Ngân hàng nhà nước đã được đưa ra bên cạnh những rủi ro cho hệ thống và thị trường luôn tiềm ẩn. 
 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
Liệu NHNN có thành công trong việc giúp nền kinh tế tăng trưởng mà không làm lạm phát tăng mạnh?
Mở van tín dụng

Ngay trong những ngày đầu quý II, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra định hướng trong điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng trong thời gian tới, trong đó nổi bật là việc hạ lãi suất chủ chốt, cho phép các TCTD thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và đưa nhiều nhóm đối tượng vay vốn ra khỏi lĩnh vực không khuyến khích cho vay.

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, lãi suất chủ chốt tiếp tục được điều chỉnh hạ 1% và đây là lần thứ hai trong năm nay NHNN điều chỉnh hạ lãi suất. Cụ thể, kể từ ngày 11/4, lãi suất tái cấp vốn giảm xuống 13% từ 14%, lãi suất tái chiết khấu xuống 11% từ 12%, trần lãi suất huy động xuống 12% từ 13%, lãi suất trên thị trường OMO giảm xuống từ 13% xuống 12%, lãi suất tín phiếu cũng giảm 1,25% so với trước đó, từ 11,5%, 12% và 12,5%, tương ứng với kỳ hạn 28, 91 và 182 ngày, xuống còn 10,25%, 10,75% và 11,25%/năm. Việc hạ mạnh hàng loạt lãi suất chủ chốt trong chưa đầy một tháng kỳ vọng lãi suất cho vay sớm hạ nhiệt trong thời gian tới.
Về hoạt động tín dụng, nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn của dự án, phương án sản xuất – kinh doanh có hiệu quả, phù hợp với khả năng huy động vốn và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa theo quy định của NHNN… một mặt, NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hoá; tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ. Mặt khác, vẫn kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích không vượt quá 16 % tổng dư nợ cho vay, nhưng NHNN đã mở rộng đối tượng cho vay đối với 3 lĩnh vực không khuyến khích. Cụ thể:
Đối với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, mở rộng đối tượng cho vay đối với người lao động của công ty nhà nước để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển công ty nhà nước này thành công ty cổ phần.
Đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, mở rộng đối tượng cho vay đối với người có nhu cầu vốn: xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê; xây dựng, sửa chữa và mua nhà để bán, cho thuê; xây dựng các công trình, dự án phát triển nhà ở trong khu đô thị.
Đối với vay tiêu dùng, mở rộng cho vay đối với người có nhu cầu vốn: xây dựng, sửa chữa nhà và mua nhà để ở; mua phương tiện đi lại; mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình; chi phí học tập và chữa bệnh trong nước.
Nhiều rủi ro tiềm ẩn
Rủi ro trước tiên phải kể đến là tình trạng nợ xấu của hệ thống TCTD đang có xu hướng trầm trọng thêm. Đến cuối tháng 10/2011, nợ xấu toàn hệ thống là 85.300 tỷ đồng, tăng 35.500 tỷ đồng so với cuối năm 2010 và chiếm 3,39% tổng dư nợ nền kinh tế. Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình nợ xấu còn lớn hơn rất nhiều khi hàng loạt các công ty bị phá sản, đồng thời các ngành, nghề liên quan đến BĐS (xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng…) không thể tiêu thụ được hàng hóa dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng tồn kho và lẽ đương nhiên những doanh nghiệp này không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính đúng hạn. Theo Thống đốc NHNN, tỷ lệ nợ xấu hiện tại ước khoảng 3,6% tổng dư nợ. Tuy nhiên, số liệu nợ xấu nêu trên vẫn chưa phản ánh đúng thực chất rủi ro tín dụng của các TCTD do tiêu chuẩn phân loại nợ hiện nay còn bất cập và TCTD thường không phân loại nợ đúng theo quy định của NHNN. Hơn nữa, chế độ kế toán được các TCTD sử dụng theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, nếu thực hiện theo hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế thì nợ xấu của Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số nêu trên.
Rủi ro thứ hai phải kể đến là mức độ tập trung tín dụng rất lớn vào các ngành, lĩnh vực kinh doanh rủi ro và không có hiệu quả cao như BĐS, doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế. Đến cuối tháng 9/2011, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS là 203.600 tỷ đồng, tương đương 8,15% tổng dư nợ tín dụng. Tổng dư nợ tín dụng liên quan đến BĐS (bao gồm cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS + tín dụng được bảo đảm bằng bất động sản + đầu tư trái phiếu liên quan BĐS) là 1.430.411 tỷ đồng, chiếm 57,27% tổng dư nợ tín dụng. NHNN kỳ vọng, nếu mở van tín dụng lĩnh vực này không chỉ giúp các dự án nhà ở bán được mà còn giúp giải phóng hàng tồn kho của các lĩnh vực khác như sắt thép, xi măng và tạo công ăn việc làm, tạo sự luân chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế; đồng thời nợ xấu của ngân hàng cũng giảm.
Thứ ba, hệ thống doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, tài chính kém lành mạnh. Theo báo cáo tài chính của 2.878 doanh nghiệp thuộc 20 ngành kinh tế được Trung tâm Thông tin tín dụng (NHNN) xếp hạng doanh nghiệp, hệ số nợ so vốn chủ sở hữu bình quân năm 2010 là 164,6%, trong đó chỉ có 2 ngành có hệ số nợ 60%, 13 ngành có hệ số nợ từ trên 100% đến 200% và 5 ngành có hệ số nợ trên 200%. Việc NHNN yêu cầu các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn; tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ có khả năng dẫn tới tình trạng nợ xấu tiếp tục gia tăng vì theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD thì:
i) Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một TCTD phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ 2 khoản nợ trở lên tại TCTD mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, TCTD phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó;
ii) TCTD phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của TCTD khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng; Các khoản nợ của khách hàng bị các TCTD khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn; Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của KH bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm... Hiện tại, nhiều TCTD vẫn chưa xây dựng được Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính định lượng và định tính nên việc phân loại nợ vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.
Thứ tư, mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam thấp và dễ đổ vỡ trước các tác động bất lợi và đột ngột từ môi trường kinh doanh do: i) Chất lượng tài sản thấp, nợ xấu lớn và đang có xu hướn tăng nhanh như đã nêu trên; ii) Hệ số an toàn vốn của các TCTD vẫn thấp (đạt 11,92% tính đến tháng 10/2011), chưa tuân thủ đầy đủ chuẩn mực quốc tế (Basel I) và thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Cuối cùng, mặc dù chưa thể lượng hóa được cụ thể nhưng những rủi ro tiềm ẩn trong việc lạm phát có thể tăng trở lại là hoàn toàn có khả năng. Sở dĩ lạm phát có thể gìm lại được trong quý I là do giá lương thực, thực phẩm đã chững lại, thậm chí giá nhiều mặt hàng thậm chí còn giảm so với cuối năm 2011. Việc cởi trói gần như toàn bộ lĩnh vực BĐS, giá cả trong lĩnh vực này có khả năng tăng mạnh sau một thời gian dài bị kìm hãm và nếu không quản lý thị trường tốt thì viễn cảnh năm 2009 tiếp tục tái hiện và mục tiêu kiềm chế lạm phát được Chính phủ bấy lâu nay xây dựng có thể sẽ tan biến.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Ngân hàng đang xài nhiều thủ thuật

Ngân hàng lớn rình ngân hàng nhỏ như bói cá rình mồi, cục phó cục thuế TP. HCM Nguyễn Trọng Hạnh nhận xét. 
 
 
Thưa ông, các ngân hàng (NH) đã dùng cách gì để trả lãi huy động cao hơn quy định mà không bị xử phạt?
Ông Nguyễn Trọng Hạnh: Theo đúng quy định thì NH chỉ được trả lãi cho khách hàng ở mức lãi suất trần theo quy định của NHNN. Nếu trả lãi cao hơn thì sai quy định, không được chấp nhận. Do đó, khi NH hứa hẹn lãi 16%-17% thì trên hợp đồng chỉ ghi 12% theo đúng quy định. Khách hàng được nhận thêm khoản tiền khác tương ứng với 4%-5%.
Thủ thuật 1: Giả bộ chậm trả lãi để tự phạt
Làm cách nào để ra khoản tiền khác đó?
+ Nếu trả thêm cho khách hàng các khoản tiền khác ngoài lãi suất thì NH phải có lý do hợp lý mới được chấp nhận, mới được đưa vào chi phí hợp lý. Lấy lý do gì? Một số NH dùng cách khuyến mãi. Tuy nhiên, việc khuyến mãi phải tuân thủ quy định ràng buộc về xúc tiến thương mại. Chi phí khuyến mãi, quảng cáo… phải tuân thủ đúng mức khống chế nên NH không thể tùy tiện mà vung tiền khuyến mãi.
Theo dõi hồ sơ của một số NH, tôi phát hiện NH dùng thủ thuật “tự phạt mình”. Cụ thể, NH tự lùi thời hạn trả lãi cho khách, xem như NH vi phạm nghĩa vụ trả lãi và bị phạt vì chậm trả lãi. Theo đó, NH bù cho khách phần tiền phạt này tương ứng với lãi suất vượt.
Xét về mặt sổ sách, chứng từ thì chuyện bị phạt là chuyện hợp pháp! Vì vậy mà các NH không bị xem là vi phạm, dù tổng các khoản tiền trả cho khách đã cao hơn mức lãi trần.
Thủ thuật 2: Chuyển tiền cho vay thành tiết kiệm
Thưa ông, các NH đã xử lý sổ sách thế nào khi tính lãi vay cao hơn mức trần?
+ Ông Nguyễn Trọng Hạnh: Qua theo dõi báo cáo quyết toán của NH, tôi thấy rằng họ dùng thủ thuật vừa vay vừa gửi tiết kiệm, hoặc ký quỹ lại. Ví dụ, khách hàng có nhu cầu vay 100 tỉ đồng, lãi suất trần là 15%/năm. Thế nhưng một khi NH đã huy động tiền gửi vào với lãi suất cao thì không thể cho vay với lãi suất thấp hơn được. Thế nên NH sẽ cho vay ở mức 18%/năm, nôm na vay 100 tỉ đồng phải trả lãi 18 tỉ đồng.
NH không thể ghi trên hợp đồng là 18% được. Do đó, NH làm hợp đồng cho khách vay 150 tỉ đồng, ghi lãi suất 15%/năm. Nghĩa là khách phải trả lãi là 22,5 tỉ đồng (150 tỉ đồng x 15%). Kế đến, NH làm thủ thuật cho khách hàng gửi tiết kiệm lại 50 tỉ đồng với lãi suất 9%/năm. Tiền lãi tiết kiệm là 4,5 tỉ đồng. Lấy 4,5 tỉ đồng này trả nợ cho phần 22,5 tỉ đồng lãi vay.
Như vậy, khách hàng thực nhận tiền vay 100 tỉ đồng và thực trả lãi là 18 tỉ đồng (22,5 tỉ-4,5 tỉ).
Sẽ rất mâu thuẫn khi một người vừa gửi tiết kiệm lấy lãi thấp, lại vừa đi vay trả lãi cao. Tại sao có thể chấp nhận hiện tượng này được, chúng ta có thể đặt quy định cấm hay không, thưa ông?
+ Ông Nguyễn Trọng Hạnh: Ai cũng thấy bất thường cả nhưng không có quy định nào cấm một người vừa gửi tiết kiệm mà lại vừa đi vay. Thế nên hiện tượng này tồn tại.
Giả sử chúng ta đặt quy định cấm thì sao? Người ta sẽ tìm một ông A, bà B, ông chú, đứa cháu… nào đó rồi cho đứng tên trên hợp đồng gửi tiết kiệm thì cũng vậy thôi!
Thủ thuật 3: Đỡ đầu chạy hạng
Ông từng nói: “NH thích cho nhau vay chứ không cho DN vay”, nghĩa là thế nào, thưa ông?
+ Ông Nguyễn Trọng Hạnh: Trở lại thời điểm 5-6 năm trước, có những hồ sơ vay mà trong đó, tài sản thế chấp đã được nâng giá lên hàng chục lần, sau đó được cho vay thế chấp. Cho ai vay? Là cho chính những công ty con, nhóm công ty gia đình của những ông chủ NH đó vay.
Họ vay làm gì? Để đổ tiền vào bất động sản. Thế nhưng rủi thay bất động sản hai năm nay bị đình trệ. Vì vậy đến hạn trả tiền NH mà bên vay không có tiền để trả. Khi NH không được người vay trả tiền thì cũng không có tiền để trả cho người dân từng gửi tiền. Cái này gọi là thanh khoản kém.
Nếu thanh khoản kém, NH đó có thể bị xếp vào nhóm 4 (là nhóm phải bị sáp nhập), sẽ bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Ai cũng biết bị kiểm soát thì rất khó làm ăn! Thế nên NH phải tìm cách “chạy” xếp hạng. NH sẽ đi vay trên thị trường liên NH để có tiền trả cho khách đúng hạn. Món nợ vay liên NH chưa đến kỳ hạn phải trả. Nhờ đó, NH không bị xếp vào diện phải kiểm soát đặc biệt nữa.
Thế nhưng đâu phải dễ vay trên thị trường liên NH, muốn vay được thì phải có “đỡ đầu”. Cách mà các NH hiện dùng là tìm một NH lớn, có uy tín, đứng ra đỡ đầu cho khoản vay.
Thực tế, có NH thực chất là ở nhóm 4 nhưng đã “chạy” và được xếp vào nhóm 2 (nhóm được tiếp tục tăng trưởng tín dụng). Điều này sẽ tạo ra nguy cơ tiềm ẩn rất xấu cho nền kinh tế.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Giảm lãi suất và niềm tin với ngân hàng

Theo khẳng định của các chuyên gia, giảm lãi suất là một tín hiệu tốt cho thấy chúng ta đã kiềm chế được lạm phát. Đồng nghĩa với giá trị tiền đồng được giữ vững.
Khi VPBank vừa tung ra chương trình giảm lãi suất cho vay 1%/năm so với mức quy định hồi tháng 10 vừa rồi nhân dịp ngày doanh nhân VN (13/10), ngân hàng đã nhận được yêu cầu đăng ký vay của hàng loạt DN mới.
Đại diện ngân hàng Thịnh Vượng (VPBank), ông Nguyễn Hưng khẳng định: Giảm được lãi suất huy động sẽ kéo theo giảm lãi suất cho vay, qua đó tạo điều kiện để các DN phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhưng điều quan trọng hơn là việc kiềm chế lạm phát thành công của Chính phủ đồng nghĩa với giá trị tiền đồng VN được giữ vững, do đó không chỉ có DN được lợi mà cả người dân cũng vậy, và dù lãi suất huy động có giảm nhưng giá trị thực tế thì không giảm.
CPI giảm, DN chờ đợi vay vốn
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 11 đã đạt mức tăng 0,39% so với tháng trước. Như vậy từ tháng 8 trở lại đây, chỉ số CPI liên tục dưới 1%, và kể cả tháng 12, Chính phủ cũng quyết tâm giữ dưới 1% và sẽ đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 18%. Đây là tín hiệu tốt cho các DN bởi kiểm soát được lạm phát sẽ có cơ hội nới lỏng tín dụng để kích thích sản xuất tiêu dùng.
Theo kết quả khảo sát mới nhất được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu kinh tế thuộc trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) và đại diện Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), có tới 81% DN chế biến, chế tạo (trong tổng số khoảng 8,000) cho biết họ đang gặp phải một số hạn chế hoặc trở ngại khi thực hiện chiến lược nâng cấp DN, trong đó thiếu vốn hay khó khăn trong tiếp cận tài chính được coi là vấn đề nghiêm trọng nhất.
Chẳng thế mà, ngay khi Ngân hàng VN Thịnh vượng (VPBank) vừa tung ra chương trình giảm lãi suất cho vay 1%/năm so với mức quy định hồi tháng 10 vừa rồi nhân dịp ngày doanh nhân VN (13/10), ngân hàng đã nhận được yêu cầu đăng ký vay của hàng loạt DN mới. Trong đó, ngoài việc giảm lãi suất cho vay trong thời gian 3 tháng, các DN còn được giảm 30% phí cấp tín dụng, 50% phí chuyển tiền qua Internet Banking và miễn phí đăng ký và sử dụng trọn gói sản phẩm…
Chưa rõ hiệu quả cụ thể với từng DN được hưởng các ưu đãi này đến đâu nhưng việc giảm lãi suất cho vay trong thời điểm hiện nay là vô cùng có ý nghĩa đối với các DN, đối tượng đã và đang phải gánh chịu lãi suất cao trong suốt một thời gian dài. Trước đó, hồi đầu tháng 9/2011, thực hiện chủ trương của Thống đốc NHNN, ngân hàng habubank đã công bố dành 3.000 tỉ đồng ưu đãi lãi suất tín dụng cho các DN sản xuất, xuất khẩu với mức lãi suất 17-19%.
Động thái này tạo một hiệu ứng tích cực đối với thị trường nói chung, đặc biệt là các DN sản xuất và xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, hải sản; các DN hoạt động trong lĩnh vực Y tế và Giáo dục nói chung.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Tự Tin Bước Vào Thị Trường Quốc Tế

Ngân Hàng Habubank


Hội nhập WTO- một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở Việt Nam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó.
ngân hàng habubank

  Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, các hoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể đứng vững và vượt qua các thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng trên thế giới.
  Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...
ngan hang habubank
 

Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
Theo bà, công nghệ tiên tiến đóng vai trò như thế nào đối với công tác QTRR của ngân hàng?
Công nghệ thông tin (CNTT) tiên tiến, hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng và là công cụ đắc lực trong công tác QTRR của các ngân hàng. Thứ nhất, CNTT sẽ giúp ngân hàng Habubank linh hoạt trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với mục tiêu nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn và hiệu quả, đồng thời giúp hạn chế tối đa các rủi ro trong các quá trình giao dịch và tác nghiệp của ngân hàng.
Thứ hai, các ngân hàng sẽ thuận tiện hơn trong việc chiết xuất được những dữ liệu và báo cáo phức tạp nhất phục vụ công tác phân tích và ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra, CNTT còn đóng vai trò trong việc cảnh báo và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh hàng ngày của ngân hàng thông qua các giới hạn và hạn mức đã được thiết lập.
Thứ ba, đối với các tiêu chí an toàn theo quy định của NHNN và cơ quan quản lý, một hệ thống hiện đại sẽ có chức năng thường xuyên nhắc nhở và theo dõi cập nhật các thông tin và kết quả của các chỉ tiêu này, giúp ban lãnh đạo ngân hàng chủ động trong việc ra các quyết định liên quan nhằm chèo lái ngân hàng theo con đường ổn định, an toàn và hiệu quả nhất.

Đối với Habubank, Ngân hàng đã triển khai sử dụng phần mềm lõi Corebanking  từ năm 2007, một công cụ hỗ trợ kiểm soát và QTRR tự động hiệu quả khi quy mô ngân hàng ngày càng phát triển.