Ngân Hàng Habubank
Hội nhập WTO- một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở Việt Nam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó.
Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, các hoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể đứng vững và vượt qua các thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng trên thế giới.
Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...
Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...
Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
Theo bà, công nghệ tiên tiến đóng vai trò như thế nào đối với công tác QTRR của ngân hàng?
Công nghệ thông tin (CNTT) tiên tiến, hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng và là công cụ đắc lực trong công tác QTRR của các ngân hàng. Thứ nhất, CNTT sẽ giúp ngân hàng Habubank linh hoạt trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với mục tiêu nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn và hiệu quả, đồng thời giúp hạn chế tối đa các rủi ro trong các quá trình giao dịch và tác nghiệp của ngân hàng.
Thứ hai, các ngân hàng sẽ thuận tiện hơn trong việc chiết xuất được những dữ liệu và báo cáo phức tạp nhất phục vụ công tác phân tích và ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra, CNTT còn đóng vai trò trong việc cảnh báo và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh hàng ngày của ngân hàng thông qua các giới hạn và hạn mức đã được thiết lập.
Thứ ba, đối với các tiêu chí an toàn theo quy định của NHNN và cơ quan quản lý, một hệ thống hiện đại sẽ có chức năng thường xuyên nhắc nhở và theo dõi cập nhật các thông tin và kết quả của các chỉ tiêu này, giúp ban lãnh đạo ngân hàng chủ động trong việc ra các quyết định liên quan nhằm chèo lái ngân hàng theo con đường ổn định, an toàn và hiệu quả nhất.
Đối với Habubank, Ngân hàng đã triển khai sử dụng phần mềm lõi Corebanking từ năm 2007, một công cụ hỗ trợ kiểm soát và QTRR tự động hiệu quả khi quy mô ngân hàng ngày càng phát triển.
Theo bà, công nghệ tiên tiến đóng vai trò như thế nào đối với công tác QTRR của ngân hàng?
Công nghệ thông tin (CNTT) tiên tiến, hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng và là công cụ đắc lực trong công tác QTRR của các ngân hàng. Thứ nhất, CNTT sẽ giúp ngân hàng Habubank linh hoạt trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với mục tiêu nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn và hiệu quả, đồng thời giúp hạn chế tối đa các rủi ro trong các quá trình giao dịch và tác nghiệp của ngân hàng.
Thứ hai, các ngân hàng sẽ thuận tiện hơn trong việc chiết xuất được những dữ liệu và báo cáo phức tạp nhất phục vụ công tác phân tích và ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra, CNTT còn đóng vai trò trong việc cảnh báo và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh hàng ngày của ngân hàng thông qua các giới hạn và hạn mức đã được thiết lập.
Thứ ba, đối với các tiêu chí an toàn theo quy định của NHNN và cơ quan quản lý, một hệ thống hiện đại sẽ có chức năng thường xuyên nhắc nhở và theo dõi cập nhật các thông tin và kết quả của các chỉ tiêu này, giúp ban lãnh đạo ngân hàng chủ động trong việc ra các quyết định liên quan nhằm chèo lái ngân hàng theo con đường ổn định, an toàn và hiệu quả nhất.
Đối với Habubank, Ngân hàng đã triển khai sử dụng phần mềm lõi Corebanking từ năm 2007, một công cụ hỗ trợ kiểm soát và QTRR tự động hiệu quả khi quy mô ngân hàng ngày càng phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét