Theo khẳng định của các chuyên gia, giảm lãi suất là một tín hiệu tốt cho thấy chúng ta đã kiềm chế được lạm phát. Đồng nghĩa với giá trị tiền đồng được giữ vững.
Khi VPBank vừa tung ra chương trình giảm lãi suất cho vay 1%/năm so với mức quy định hồi tháng 10 vừa rồi nhân dịp ngày doanh nhân VN (13/10), ngân hàng đã nhận được yêu cầu đăng ký vay của hàng loạt DN mới.
Đại diện ngân hàng Thịnh Vượng (VPBank), ông Nguyễn Hưng khẳng định: Giảm được lãi suất huy động sẽ kéo theo giảm lãi suất cho vay, qua đó tạo điều kiện để các DN phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhưng điều quan trọng hơn là việc kiềm chế lạm phát thành công của Chính phủ đồng nghĩa với giá trị tiền đồng VN được giữ vững, do đó không chỉ có DN được lợi mà cả người dân cũng vậy, và dù lãi suất huy động có giảm nhưng giá trị thực tế thì không giảm.
CPI giảm, DN chờ đợi vay vốnChỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 11 đã đạt mức tăng 0,39% so với tháng trước. Như vậy từ tháng 8 trở lại đây, chỉ số CPI liên tục dưới 1%, và kể cả tháng 12, Chính phủ cũng quyết tâm giữ dưới 1% và sẽ đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 18%. Đây là tín hiệu tốt cho các DN bởi kiểm soát được lạm phát sẽ có cơ hội nới lỏng tín dụng để kích thích sản xuất tiêu dùng.
Theo kết quả khảo sát mới nhất được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu kinh tế thuộc trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) và đại diện Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), có tới 81% DN chế biến, chế tạo (trong tổng số khoảng 8,000) cho biết họ đang gặp phải một số hạn chế hoặc trở ngại khi thực hiện chiến lược nâng cấp DN, trong đó thiếu vốn hay khó khăn trong tiếp cận tài chính được coi là vấn đề nghiêm trọng nhất.
Chẳng thế mà, ngay khi Ngân hàng VN Thịnh vượng (VPBank) vừa tung ra chương trình giảm lãi suất cho vay 1%/năm so với mức quy định hồi tháng 10 vừa rồi nhân dịp ngày doanh nhân VN (13/10), ngân hàng đã nhận được yêu cầu đăng ký vay của hàng loạt DN mới. Trong đó, ngoài việc giảm lãi suất cho vay trong thời gian 3 tháng, các DN còn được giảm 30% phí cấp tín dụng, 50% phí chuyển tiền qua Internet Banking và miễn phí đăng ký và sử dụng trọn gói sản phẩm…
Chưa rõ hiệu quả cụ thể với từng DN được hưởng các ưu đãi này đến đâu nhưng việc giảm lãi suất cho vay trong thời điểm hiện nay là vô cùng có ý nghĩa đối với các DN, đối tượng đã và đang phải gánh chịu lãi suất cao trong suốt một thời gian dài. Trước đó, hồi đầu tháng 9/2011, thực hiện chủ trương của Thống đốc NHNN, ngân hàng habubank đã công bố dành 3.000 tỉ đồng ưu đãi lãi suất tín dụng cho các DN sản xuất, xuất khẩu với mức lãi suất 17-19%.
Động thái này tạo một hiệu ứng tích cực đối với thị trường nói chung, đặc biệt là các DN sản xuất và xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, hải sản; các DN hoạt động trong lĩnh vực Y tế và Giáo dục nói chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét